Sau gói 30.000 tỷ là chính sách vốn ưu đãi lâu dài cho nhà ở xã hội
Phát biểu tại Quốc hội sáng nay 3/11, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đang được triển khai rất nhanh, Tuy nhiên, khi khi gói này được giải ngân hết, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ trực tiếp những doanh nghiệp tham gia xây nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và người mua nhà ở xã hội (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
|
Sẽ có vốn ưu đãi lâu dài
Nhấn mạnh thêm, theo Bộ trưởng, Ngân hàng nhà nước sẽ chỉ định các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện việc hỗ trợ cho người dân để vay mua nhà với lãi suất thấp và đây sẽ là công việc lâu dài chứ không chỉ có một gói 30.000 tỷ đồng.
"Gói 30.000 tỷ đồng chỉ là gói hỗ trợ trong bối cảnh bất động sản khó khăn. Theo luật và Nghị định của Chính phủ, chắc chắn sẽ có chính sách để cho người dân vay với lãi suất thấp để được mua nhà ở chính sách," ông Trịnh Đình Dũng nói.
Liên quan đến vấn đề người có công nói chung trong đó có vấn đề nhà ở, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đây là quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ nhằm đảm bảo những người có công đang ở trong những ngôi nhà không đảm bảo chất lượng sẽ phải được lưu ý, bố trí lại nhà ở.
Theo báo cáo, hiện có hơn 70.000 hộ gia đình có công với cách mạng đã được Ủy ban giám sát quốc hội đánh giá và yêu cầu hỗ trợ, nhưng thực tế, theo báo cáo của các địa phương có tới 330.000 hộ.
"Trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, nhà nước sẽ từng bước thực hiện chính sách trên," Bộ trưởng nói.
Xử nghiêm công trình sai phép
Báo cáo về sai phạm trong xây dựng công trình 8B Lê Trực, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, công trình trên đã gây bức xúc trong xã hội và người dân. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội để kiểm tra, rà soát và đề ra giải pháp để xử lý công trình xây trái phép này.
Rút kinh nghiệm từ vụ việc công trình 8B Lê Trực, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phải quan tâm đến công tác quy hoạch, thiết kế đô thị phải có khung không gian đô thị hài hòa, đảm bảo cảnh quan kiến trúc đô thị.
"Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với các địa phương để rà soát, kiểm tra các công trình xây dựng, đồng thời sẽ xử lý nghiêm các công trình trái phép gây ra dư luận bức xúc trong nhân dân," Bộ trưởng nói.
Tin khác
- Mua nhà ở xã hội được vay tối đa 80%
- Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, vẫn khó thực thi
- Cao ốc 8B Lê Trực: Hàng tỷ đồng chênh lệch giá rơi vào túi ai?
- Cải tạo chung cư cũ: Sẽ không thực hiện đơn lẻ từng nhà
- Vẫn thiếu tính khả thi trong bảo lãnh giao dịch bất động sản
- Hà Nội: Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016
- Giá đất thu hồi phố Nguyên Hồng cao nhất là 62,4 triệu đồng
- Hà Nội: Phê duyệt giá đất bồi thường, đấu giá một loạt dự án
- Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư 8B Lê Trực trình phương án, thời hạn phá dỡ
- Chủ đầu tư Dự án Chung cư Nhân Chính có lẩn tránh trách nhiệm?