Quỹ bảo trì chung cư lúng túng trong quản lý

Bất động sản TP.HCM: Đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ; TPP sẽ không tác động mạnh đến chứng khoán và bất động sản; Hàng trăm người dân chui mái tầng thượng để xuống đất; Rủi ro khi mua nhà, đất bằng giấy tay; Nhà đang ở bỗng dưng bị rao bán…là những thông tin nổi bật trên thị trường nhà đất tuần này.

Nóng trong tuần: Quỹ bảo trì chung cư lúng túng trong quản lý
Hình minh họa
 
 
Đó là nhận định của ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương tại hội nghị “Thị trường chứng khoán 2016 đầu tư vào đâu” diễn ra sáng nay (23/10) tại Tp.HCM.
 
Theo ông Khánh, nhiều khả năng sẽ không mang lại nhiều tác động như việc gia nhập WTO năm 2007 vì một số lý do.
 
Thứ nhất, khác với năm 2007, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng đi ra thay vì đi vào các thị trường mới nổi với tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới.
 
 
Dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác-Nguyễn Khoái là tuyến đường quan trọng của Hà Nội, nhưng kéo dài gần 10 năm chưa xong. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc các hộ dân tại Khu tập thể Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) chưa bàn giao mặt bằng, vì việc bồi thường còn nhiều bất cập.
 
Khu tập thể Cục Vận tải thuộc tổ 63 Lương Yên (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) là nơi cư trú của hơn 30 hộ dân, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan quân đội nghỉ hưu, gia đình thương binh, liệt sĩ.
 
Trong đơn kêu cứu gửi Tiền Phong, đại diện các hộ dân trình bày: Năm 2006, khi dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác-Nguyễn Khoái được tiến hành, Khu tập thể Cục Vận tải thuộc diện giải phóng mặt bằng.
 
 
Nguồn cung tăng chóng mặt, trong đó chiếm đa số là các dự án trung và cao cấp, giá bán cũng đang có xu hướng tăng theo khiến nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM của công ty JLL Việt Nam, trong quý 3/2015, có hơn 6.800 căn hộ mới được mở bán, trong đó phân khúc cao cấp chiếm 35% thị phần (tăng 10% tổng nguồn cung 6 tháng đầu năm). Hiện tại, giá bán sơ cấp tại các dự án mở bán theo đợt và có tiến độ xây dựng tốt đã tăng thêm từ 7-10%. Giá bán thứ cấp tăng 10-20%.
 
 
Mặc dù đã được Luật quy định rõ ràng, thế nhưng việc quản lý và sử dụng khoản 2% phí bảo trì chung cư như thế nào vẫn là điểm “nóng” gây ra nhiều cuộc tranh cãi giữa chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân.
 
Theo quy định tại Luật Nhà ở, khi chưa thành lập được ban quản trị chung cư thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm lập tài khoản để quản lý khoản phí bảo trì. Sau khi ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao ngay kinh phí bảo trì cộng và lãi suất cho ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định.
 
Mặc dù Luật đã quy định rõ như vậy nhưng trên thực tế nhiều cuộc xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư liên tiếp xảy ra liên quan tới khoản phí này.
 
 
Tình trạng đó kéo dài đã hơn một tháng nay tại khu tái định cư Đền Lừ (Q.Hoàng Mai, Hà Nội).
 
Sau khi 3 thang máy trong tổng số 4 chiếc tại hai khối nhà 11 tầng ở khu tái định cư này bị hỏng, để đỡ phải lội bộ cả chục tầng xuống đất, hàng trăm người dân thuộc các hộ dân sinh sống trên các tầng cao của hai tòa nhà phải chui lên tầng thượng của tòa nhà.
 
Từ đây, nhờ một lối đi thông nhau, người dân tiếp tục chui xuống tầng 11 của một khối nhà - nơi có chiếc thang máy duy nhất còn hoạt động - để di chuyển xuống mặt đất.
 
 
Mua nhà, đất không qua công chứng, chứng thực, người mua dễ lâm vào cảnh mất trắng nếu bị kiện ra tòa
 
Năm 2005 và 2006, bà N.T.N.H (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) nhận chuyển nhượng của bà T.T.K.A (ngụ quận Bình Thạnh) 2 lô đất tái định cư tại khu tái định cư Bình Hòa (phường 13, quận Bình Thạnh) với giá 810 triệu đồng. Theo thỏa thuận, bà K.A phải bàn giao 2 lô đất cho bà N.H khi chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận giao nền đất. Tuy nhiên, bà K.A đã làm giả tờ biên bản giao nhận nền nhà của chủ đầu tư cùng một số giấy tờ khác để đề nghị UBND quận Bình Thạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và đã được UBND quận Bình Thạnh cấp cho ông L.N (chồng bà K.A).
 
 
Căn hộ đã có chủ nhưng vẫn được một số môi giới rao bán với giá hấp dẫn, nhằm gây sốt ảo cho dự án với kỳ vọng khách hàng sẽ xuống tiền nhanh.
 
Anh Tuấn mua căn hộ hơn 70m2 tại một dự án thuộc Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội) và vào ở ổn định từ giữa năm. Gần đây, anh đọc được mẩu tin rao bán căn hộ của chính mình trên một website bất động sản cùng nhiều fanpage nhà đất với giá khá cao so với mức giao dịch hiện nay trên thị trường. 
 
Gọi điện vào số di động đăng tin rao vặt, anh Tuấn được biết đây là nhân viên môi giới một sàn giao dịch bất động sản. Anh hỏi về căn hộ đang được rao bán, người này cho biết vừa bán xong và giới thiệu anh mua một căn hộ khác có giá rẻ hơn. 
 

 

BDSGOVAP.com - Theo CafeLand.vn