Không dễ 'xóa sổ' Thuận Kiều Plaza
Chuyện cao ốc Thuận Kiều Plaza đổi chủ và sẽ đập bỏ để xây dự án mới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhưng làm thế nào để đập bỏ tòa nhà cao tới 33 tầng ở ngay giữa trung tâm quận 5 sầm uất lại không hề đơn giản.
Không phải ngẫu nhiên mà trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp bậc nhất TP.HCM ở khu vực trung tâm Q.5 là Thuận Kiều Plaza chỉ có mười mấy hộ sống (mà đa phần là khách thuê lại - PV), trung tâm thương mại cũng chỉ có mấy gian hàng thuê rồi dọn đi chỉ sau một thời gian ngắn buôn bán ế ẩm. Những sai lầm trong thiết kế xây dựng cùng hàng loạt câu chuyện đồn thổi kinh dị về trung tâm này cứ chồng chất theo thời gian khiến tòa nhà gần như bị bỏ hoang mười mấy năm nay.
Ông A Lý, một người Hoa chuyên môi giới nhà đất khu vực này, cho biết khi dự án mới đưa vào hoạt động ông đã dẫn rất nhiều người đến đây xem và thuê mặt bằng kinh doanh. Những năm đầu mức giá bán căn hộ tại dự án này đến 40.000 USD/căn. Mặt bằng cho thuê cũng khoảng 160.000 - 200.000 đồng/m2. Mức giá này được xem là khá đắt đỏ nhưng mọi người vẫn đổ xô về xem nhà và hỏi thuê mặt bằng vì nó là một trong những dự án trung tâm thương mại, căn hộ “hoành tráng” đầu tiên tại TP.HCM được xây dựng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khách hàng lần lượt “chạy mất dép” khi họ nhận thấy mức giá đắt cộng với thiết kế căn hộ, trung tâm thương mại quá bức bối, trần nhà quá thấp, phòng nhỏ, không gian ngột ngạt... Cách thiết kế, bố trí gian hàng không hợp lý, tối tăm khiến người mua nhà, thuê mặt bằng kinh doanh phải bán nhà, trả lại mặt bằng tháo chạy, để tìm nơi kinh doanh, nơi ở khác. Càng về sau, lượng người đến xem căn hộ thưa dần. “Cho đến 2006, hầu như không có khách đến hỏi mua hay thuê nữa. Đến năm 2009 khi một đám cháy tại đây bùng phát cộng với những lời đồn ma mị ngày càng nhiều khiến nơi đây trở nên hoang vắng, lạnh lẽo”, ông A Lý nói.
Về nguyên tắc, xây từ dưới lên thì tháo từ trên xuống. Cái gì lắp sau cùng thì phá đầu tiên. Phương án đánh mìn ít được sử dụng ở châu Á và cả ở VN, nhất là ở những nơi đông dân cư. Theo tôi chủ đầu tư không nên dùng phương án đặt mìn
vì rất nguy hiểm
Ông Nguyễn Văn An, Phó tổng giám đốc Công ty xây dựng Hòa Bình
Để tìm hiểu phương án đập bỏ tòa nhà, PV đã nhiều lần liên lạc với những người lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty An Đông nhưng không nhận được câu trả lời, hoặc thư ký báo “lãnh đạo đang bận họp”. |
Tin khác
- Vụ xây dựng sai phép 250 Minh Khai: Ra quân rầm rộ, cưỡng chế “nhẹ nhàng”
- Nhà tái định cư tồn đọng
- Sở Xây dựng TP.HCM: Chưa nhận được hồ sơ Thuận Kiều Plaza
- Chây ì bàn giao phí bảo trì chung cư
- Dự án "thoát hiểm" ngoạn mục
- Dự án FDI bỏ hoang gây thiệt hại lớn cho người dân
- Doanh nghiệp địa ốc tung hàng đón sóng cuối năm
- Thành phố mới Bình Dương: Lại tiếp tục chờ thời!
- TPP đang làm nóng thị trường nhà đất
- Bất động sản phục hồi giúp ngân hàng 'thổi bay' nợ xấu