Thủ tướng chốt lộ trình xây đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc Nam
Việc triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam chỉ được tiến hành sau năm 2020.
Chưa chốt công nghệ đoàn tàu cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
|
Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020 tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ chỉ nghiên cứu phương án xây dựng; đến năm 2030 sẽ triển khai xây dựng theo khả năng huy động vốn.
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020 sẽ thực hiện nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM dài 1.726km hiện có để đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80 đến 90km/giờ đối với tàu khách và 50 đến 60km/giờ với tàu hàng...
Trong giai đoạn này nghiên cứu phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1,435m, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội – Vinh và TP HCM – Nha Trang.
Từ nay đến năm 2020, bên cạnh tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại –Hạ Long – Cái Lân dài 129 km, sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các tuyến: tuyến vành đai phía Đông (Yên Viên – Lạc Đạo – Ngọc Hồi dài 80 km); tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu (trong đó ưu tiên đoạn Trảng Bom – Thị Vải, Cái Mép dài 65,4 km); tuyến nối cảng Hải Phòng – Lạch Huyện dài 32,65 km; Tp.HCM – Cần Thơ (ưu tiên đoạn Tp.HCM – Mỹ Tho); Dĩ An – Lộc Ninh…
Đối với đường sắt đô thị sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội); Tp.HCM (Bến Thành – Suối Tiên).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mục tiêu trong giai đoạn này là đường sắt đáp ứng khoảng 1 – 2% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 1% - 3 % về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải toàn ngành.
Đến năm 2030, sẽ triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1,435m, điện khí hóa (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 đến dưới 200 km/ giờ), hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/giờ trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc – Nam theo khả năng huy động vốn. Quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt khổ 1,435m điện khí hóa: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 380km, Hà Nội – Đồng Đăng dài 156 km.
Tin khác
- Quản lý nhà tái định cư: Ba đại gia bất động sản “dính” la liệt sai phạm
- Biến động tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến giá nhà ở?
- Những dự án BĐS lớn của Bitexco tại TPHCM giờ ra sao?
- Số doanh nghiệp ngành bất động sản thành lập mới tăng vọt
- Tiền đồng giảm có ảnh hưởng đến bất động sản?
- Cải tạo chung cư cũ - Nhà nước cần đóng vai trò chủ chốt
- Gói 30.000 tỉ: Người mua ngơ ngác, chủ đầu tư trục lợi
- Căn hộ-văn phòng, người mua phân vân
- Hết thời chủ đầu tư “trốn” mua bảo hiểm công trình
- Xin nộp tiền sử dụng đất cũng không được